Phản ánh, kiến nghị
Hiện nay đã có công văn hướng dẫn xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Kính mong cơ quan, chức năng có thể giải đáp một số câu hỏi của tôi như sau:
1. Có được săn bắt, nuôi, làm thịt chim sẻ không?
2. Có được săn bắt, nuôi chim họa mi, chào mào, sáo, vẹt, két, khướu, chích chòe, vành khuyên ko. Có được bán chim én phóng sinh không ?
3. Nuôi chim yến trong thành phố Huế là được phép hay không?
4. Lan rừng các loại, có được phép khai thác, bày bán trên đường như hiện tại (Trần Hưng Đạo) hay không?
Xin chân thành Cám ơn.
Lượt xem: 5850
Ngày gửi: 13:39 04/04/2020
Kết quả xử lý
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kính chào Ông/Bà.

Về câu hỏi của quý Ông/Bà, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra và trả lời như sau:

 

1. Có được săn bắt, nuôi, làm thịt chim sẻ không? Có được săn bắt, nuôi chim họa mi, chào mào, sáo, vẹt, két, khướu, chích chòe, vành khuyên không?

 

Các loài chim: Chào mào, sẻ, họa mi, sáo, vẹt, khướu, chích chòe, vành khuyên, .. rất đa dạng, có loài thuộc động vật thông thường, có loài thuộc động vật nguy cấp, quý, hiếm, có loài thuộc động vật ưu tiên bảo vệ.

 

Những loài động vật khác không nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục I và II CITES thì thuộc động vật rừng thông thường theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, nên các quy định về săn bắt, nuôi nhốt, mua bán có khác nhau.

 

Quy định về khai thác

 

Săn, bẫy bắt (khai thác) động vật rừng thông thường từ tự nhiêntại Điều 11,Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT; đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm tại Điều 12, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP. Nếu săn bắt hợp pháp phải có phương án khai thác và được thẩm định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Sau khai thác phải có xác nhận của Kiểm lâm sở tại.

 

Nếu cá nhân, tổ chức tự ý săn, bẫy bắt là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo Điều 21, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

 

Quy định về nuôi nhốt

 

Nuôi các loài động vật rừng thông thường theo Điều 11, Nghị định 06/2019/NĐ-CP;

 

Nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp quý, hiếm thuộc Phụ lục CITES và Nhóm I, II Nghị định 06/2019/NĐ-CP theo Điều 14, Điều 15, Nghị định 06/2019/NĐ-CP;

 

Hồ sơ đối với cơ sở nuôi các loài động vật rừng gồm:

 

- Sổ theo dõi hoạt động nuôi, chế biến động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

 

- Bảng kê lâm sản và các tài liệu khác liên quan đến hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của động vật rừng có tại cơ sở nuôi, chế biến theo quy định;

 

- Chủ cơ sở nuôi các loài động vật rừng có trách nhiệm quản lý, lưu giữ bản chính các hồ sơ quy định trong thời hạn 05 năm kể từ khi xuất lâm sản.

 

Như vậy, việc nuôi nhốt các loài động vật hoang dã phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật như đã nêu trên. Việc nuôi nhốt, giết thịt các loài chim trời (không có nguồn gốc hợp pháp) thì bị xử phạt theo Điều 21, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

 

2. Có được bán chim én phóng sinh không?

 

Trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có cơ sở nào nuôi chim én hợp pháp, chỉ có săn bắt trái phép từ tự nhiên, nên việc bán chim én để phóng sinh là vi phạm Điều 23, Nghị định 35/2019/NĐ-CP về hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật.

 

3. Nuôi chim yến trong thành phố Huế là được phép hay không?

 

Thực hiện Luật Chăn nuôi năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản (Công văn số 2464/SNNPTNT-CCCNTY ngày 27/12/2019) đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về việc nuôi chim Yến nhưng đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có ý kiến phản hồi nên tỉnh vẫn đang chờ chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi ban hành các Quyết định.

 

Như vậy: Các cơ sở nuôi chim yến trước đây tại thành phố Huế tạm thời chưa bị cưỡng chế buộc di dời nhưng phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới và không được sử dụng loa phóng phát âm thanh. Chính quyền địa phương chủ trì phối hợp các ban ngành vận động chủ nuôi chim yến chấp hành đúng quy định.

 

4. Lan rừng các loại, có được phép khai thác, bày bán trên đường như hiện tại (Trần Hưng Đạo) hay không?

 

Theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, thì Lan rừng là thực vật rừng ngoài gỗ.

 

Lan rừng thuộc loài thông thường được phép khai thác, theo quy định tại Điều 10, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT; Lan rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chỉ được phép khai thác theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP;

 

Việc khai thác Lan rừng được phép khi thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo Điều 10, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT và Điều 12, Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

 

Việc mua, bán Lan rừng các loại chỉ được phép nếu chủ lâm sản chứng minh được nguồn gốc hợp pháp, theo quy định tại Điều 19, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể: có Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập (đối với loài nguy cấp, quý, hiếm phải có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại), có Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.

 

Nếu mua, bán Lan rừng không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp thì bị xử phạt theo Điều 23, Nghị định 35/2019/NĐ-CPvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

 

Chân thành cảm ơn câu hỏi của quý Ông/Bà và mong tiếp tục nhận các câu hỏi, phản ánh trong thời gian tới.

Trân trọng.

Hạn xử lý: 00:00 15/04/2020
Ngày xử lý: 15:02 08/04/2020
Bạn đánh giá như thế nào về kết quả xử lý?
Tương tác
Nhặt một cọng rác, bạn đã làm cho Huế sạch hơn!
Hãy cùng chung tay, tương tác, bằng cách tải ứng dụng Hue-S:
Thông báo
Công khai vi phạm
Thời gian qua, trong quá trình thực tiễn triển khai phản ánh hiện trường đã xuất hiện những bất cập từ công tác xử lý. Nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo công khai các vấn đề vi phạm qua đó để tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành giao thông của người dân. Bên cạnh đó, những vi phạm đã được tiếp nhận nhưng do chưa có sự phối...
Phản ánh tiêu biểu
Cá nhân sau đây có hành vi mua bán chim cảnh số lượng lớn, đã hoạt động...
22:39 27/10/2023
Kính gửi cơ quan chức năng kiểm tra sách thuộc Sở GĐ- ĐT Huế xuất bản sách...
11:20 11/10/2023
Mong cơ quan chức năng kiểm tra rà soát Spa Ami Beauty Clinic (địa chỉ:...
10:23 31/07/2023
Kính gửi: - Trung tâm điều hành đô thị thông minh Hue-S - Công an Phường...
20:53 21/05/2023
PHẢN ÁNH ĐANG XỬ LÝ
Tụ tập gây ồn ào ở số 52 Đào Tấn, Phước Vĩnh, mỗi chiều thứ bảy vẫn còn...
17:46 20/07/2024
Lúc 17h ngày 20/7/2024, tại 66 Dương Văn An, xe ô tô BKS 75A 25041 đậu...
17:03 20/07/2024
Kiến nghị chặt bỏ cây cối mọc hoang trong các khe đá hai bên bờ kênh đường...
10:45 20/07/2024